SỞ GDĐT
TRƯỜNG THPT PÁC KHUÔNG
|
KỲ
THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10
NĂM HỌC 2012- 2013
|
Môn thi: TOÁN
Thời
gian: 150 phút (không kể thời
gian giao đề)
Câu I (3 điểm)
1) Xác định tính chẵn - lẻ của hàm số y = \frac{x}{\sqrt {10 - x}} - \frac{x}{\sqrt {10 + x}}
2) Cho tam giác ABC. Chứng minh rằng:
\frac{1}{{h_a }} + \frac{1}{{h_b }} + \frac{1}{{h_c }} = \frac{1}{r}
( Trong đó: h_a,h_b,h_c lần lượt là đường cao hạ từ các đỉnh A, B, C và r là tâm bán kính đường tròn nội tiếp tam giác ABC).
Câu II (4 điểm)
1) Tìm m để phương trình sau có nghiệm duy nhất: mx^2 + 2(m-1)x – 2 = 0.
2) Giải và biện luận (theo tham số m) bất phương trình: \frac{{\left( {m - 1} \right)x + 2}}{{x - 2}} < m + 1
Câu III (5 điểm)
1) Giải phương trình: x^2 - 7x + 8 = 2\sqrt x
2) Giải hệ phương trình \left\{ \begin{array}{l} \sqrt {7x + y} + \sqrt {2x + y} = 5 \\ x - y + \sqrt {2x + y} = 1. \end{array} \right.
Câu IV (6 điểm)
1) Cho 4 điểm bất kì A,B,C,D và M,N lần lượt là trung điểm AB,CD. Chứng minh rằng:
1) Cho 4 điểm bất kì A,B,C,D và M,N lần lượt là trung điểm AB,CD. Chứng minh rằng:
\overrightarrow {AD} + \overrightarrow {BD} + \overrightarrow {AC} + \overrightarrow {BC} = 4\overrightarrow {MN}
2) Cho tam giác ABC. Trên các cạnh BC, CA và AB của tam giác đó, lần lượt lấy các điểm A',B' và C' Gọi S_A,S_B,S_C và S tương ứng là diện tích của các tam giác AB'C', BC'A', CA'B' và ABC. Chứng minh bất đẳng thức:
2) Cho tam giác ABC. Trên các cạnh BC, CA và AB của tam giác đó, lần lượt lấy các điểm A',B' và C' Gọi S_A,S_B,S_C và S tương ứng là diện tích của các tam giác AB'C', BC'A', CA'B' và ABC. Chứng minh bất đẳng thức:
\sqrt {S_a } + \sqrt {S_b } + \sqrt {S_c } \le \frac{3}{2}\sqrt S .
Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi nào?
Câu V (2 điểm)
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn tâm O bán kính R (R > 0, R không đổi). Gọi A và B lần lượt là các điểm di động trên trục hoành và trục tung sao cho đường thẳng AB luôn tiếp xúc với đường tròn đó. Hãy xác định tọa độ của các điểm A, B để tam giác OAB có diện tích nhỏ nhất.
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn tâm O bán kính R (R > 0, R không đổi). Gọi A và B lần lượt là các điểm di động trên trục hoành và trục tung sao cho đường thẳng AB luôn tiếp xúc với đường tròn đó. Hãy xác định tọa độ của các điểm A, B để tam giác OAB có diện tích nhỏ nhất.
0 comments:
Đăng nhận xét