Processing math: 100%

Bài tập

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

Lâu lâu lại tự kiếm bài tập để làm ...


Câu 1
Biện luận theo tham số m số nghiệm của phương trình:
(m-3)9^x+2(m+1)3^x+m-1=0, \text{   (1)}
Giải
Đặt 3^x=t > 1, ta có phương trình:
(m-3)t^2+2(m+1)t+m-1=0\Leftrightarrow m=\frac{3t^2-2t+1}{(t+1)^2}
Xét hàm số f(t) = \frac{3t^2-2t+1}{(t+1)^2}, ta có:
f'(t) = \frac{8t-4}{(t+1)^3}; f'(t) = 0\Leftrightarrow t= \frac{1}{2}
Lập bảng biến thiên của hàm số f(t) trong (0;+\infty). Từ bảng biến thiên ta có các trường hợp sau:
*) m < \frac{1}{3} thì phương trình (1) vô nghiệm
*) m = \frac{1}{3} hoặc 1 \leq m < 3 thì phương trình (1) có đúng 1 nghiệm
*) \frac{1}{3} < m < 1 thì phương trình (1) có đúng 2 nghiệm
*) m > 3 thì phương trình (1) vô nghiệm.

Câu 2

 Cho 0 < x < \frac{\pi }{4}. Chứng minh rằng:
\frac{cos x}{(cos x - sin x)sin^2x}> 8
Giải
Do 0 < x < \frac{\pi}{4} \Rightarrow \cos{x} > 0\tan{x} < 1
Chia cả tử cả mẫu của vế trái cho \cos^3{x}, ta được:
\frac{\frac{1}{\cos^2{x}}}{\left ( 1 - \frac{\sin{x}}{\cos{x}}\right )\tan^2{x}} > 8
\Leftrightarrow \frac{\tan^2{x} + 1}{(1 - \tan{x})\tan^2{x}} > 8 \Leftrightarrow 8\tan^3{x} + 1 > 7\tan^2{x}
Theo BĐT Cauchy, ta có: 8a^3 + 1 = 4a^3 + 4a^3 + 1 \geq 3\sqrt[3]{16}a^2 > 7a^2
Vậy, ta có điều phải chứng minh.

Câu 3

Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có diện tích bằng \frac{3}{2}, biết A(2;-3), B(3;-2) và trọng tâm tam giác nằm trên đường thẳng \Delta: 3x-y-8=0. Tìm tọa độ của C.
Giải
Giả sử C(u;v). Khi đó trọng tâm của tam giác ABC là:
G\left ( \frac{u+5}{3};\frac{v-5}{3} \right )
G \in \Delta nên ta có:
3u-v-4=0, \text{   (3a)}
Ta có phương trình đường thẳng AB: x - y - 5 = 0.
d_{(C;AB)}=\frac{|u-v-5|}{\sqrt2}

d_{(C;AB)}=\frac{2S}{AB} = 3
Do đó ta có:
|u-v-5| = 3,\text{   (3b)}
Từ (3a)(3b) ta có:
C_1(1;-1), C_2(-2;-10)

Câu 4

Tìm m để phương trình sau có nghiệm:
x^2+m(x-1) = 6x\sqrt{x-1},\text{    (4)}

Giải
ĐK: x \geq 1
Dễ thấy x=1 không phải là nghiệm của phương trình (4). Chia cả hai vế của (4) cho x-1, và đặt t = \frac{x}{\sqrt{x-1}} \geq 2, ta có:
m = 6t-t^2
Vì tập giá trị của hàm số f(t) = 6t-t^2, \forall t \in (2;+\infty)(-\infty; 9) nên phương trình (4) có nghiệm khi và chỉ khi m \leq 9.

Câu 5

Cho hai số x,y thỏa mãn:
\left\{\begin{matrix} 2y \geq x^2\\y \leq -2x^2+3x \end{matrix}\right.
Chứng minh rằng x^2+y^2 \leq 2
Giải
Từ giả thiết ta có:
\frac{x^2}{2} \leq y \leq -2x^2+3x \Rightarrow x^2+y^2 \leq 2
Dễ dàng suy ra: 0 \leq x \leq \frac{6}{5}
Ta có
x^2+y^2 \leq x^2 + (-2x^2+3x)^2 = 4x^4-12x^3+10x^2 = f(x)
Ta sẽ đi tìm GTLN của hàm số f(x) trên đoạn \left [ 0;\frac{6}{5} \right ]
f'(x) = 0 \Leftrightarrow x = 1, x = 0, x = \frac{5}{4}
f(0) = 0; f(1) = 2; f\left ( \frac{6}{5} \right )=\frac{1224}{625}
Vậy
x^2+y^2 \leq \max_{\left [ 0;\frac{6}{5} \right ]}f(x) = f(1)=2

Dấu " $= "; xảy ra khi và chỉ khi x=y=1$
Câu 6
Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho C(2;-5) và đường thẳng \Delta: 3x-4y+4=0. Tìm trên \Delta hai điểm A,B đối xứng với nhau qua I\left ( 2;\frac{5}{2} \right ) sao cho diện tích tam giác ABC bằng 15.
Giải
Ta có:
AB=\frac{2S}{d_{(C;\Delta)}}=5
Giả sử A(4a;3a+1) \in \Delta. Khi đó:
IA=\frac{5}{2}\Leftrightarrow a=1
Vậy A(4;4), B(0;1)

0 comments:

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2012 Hoàng Ngọc Thế. All rights reserved. Ghi rõ nguồn Hoàng Ngọc Thế khi phát hành lại thông tin trên trang này.