Loading web-font TeX/Math/Italic

Mối quan hệ giữa số cực trị và số nghiệm của hàm đa thức

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2022

 Mệnh đề. Cho hàm số đa thức y=f(x) bậc n. Nếu f(x) có đúng n nghiệm phân biệt thì nó có đúng n-1 cực trị. 


Chứng minh: y=f(x) là hàm đa thức nên nó liên tục, khả vi trên \mathbb{R}.

Giả sử y=f(x)n nghiệm phân biệt là x_1<x_2<...<x_n. Ta chứng minh trong khoảng (x_1;x_2), hàm số có ít nhất 1 cực trị. Vì hàm số y=f(x) liên tục trên (x_1;x_2), f(x_1)=f(x_2)=0f(x) \neq 0, \quad \forall x \in (x_1;x_2) nên tồn tại ít nhất một hằng số c \in (x_1;x_2) sao cho trong hai khoảng (x_1;c), (c;x_2), hàm số  f(x) đồng biến trong khoảng này và nghịch biến trong khoảng kia. (nếu không, hàm số đơn điệu 1 chiều trên (x_1;x_2) thì f(x_1) \neq f(x_2)).

Vậy x=c là một cực trị của hàm số y=f(x)

Từ đó suy ra hàm số y=f(x) có ít nhất n-1 cực trị. 

Vì hàm số y=f(x) liên tục, khả vi trên \mathbb{R} nên mỗi cực trị là nghiệm của f'(x)=0. Nhưng f'(x)=0 là đa thức có bậc n-1 nên có tối đa n-1 nghiệm. 

Vậy f(x) có đúng n-1 cực trị

Hệ quả:  Nếu hàm số đa thức có m nghiệm bội chẵn và n nghiệm bội lẻ thì nó có đúng 2m+n-1 cực trị.

0 comments:

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2012 Hoàng Ngọc Thế. All rights reserved. Ghi rõ nguồn Hoàng Ngọc Thế khi phát hành lại thông tin trên trang này.