Bài giảng này thuộc Khóa ôn thi ĐH 2013.
.A- Lý thuyết:
Trước hết các em cần hiểu cực đại, cực tiểu của hàm số khác với giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số đó. Lấy một ví dụ như sau: Trong lớp học, một em học sinh cao hơn tất cả các em còn lại thì gọi là “giá trị lớn nhất” về chiều cao trong lớp, nhưng một em học sinh chỉ cần cao hơn ít nhất hai em ngồi cạnh thì được gọi là một “cực đại” về chiều cao của lớp đó.
Xem thêm tại đây
Định nghĩa: Hàm số $f\left( x \right)$ xác định trên $D\subseteq \mathbb{R}$
- Điểm ${{x}_{o}}\in D$ được gọi là điểm cực đại của hàm số $f\left( x \right)$ nếu tồn tại một khoảng $\left( a;b \right)\subset D$ sao cho ${{x}_{o}}\in \left( a;b \right)$ và $f\left( {{x}_{o}} \right)>f\left( x \right),\forall x\in \left( a,b \right)\backslash \left\{ {{x}_{o}} \right\}$
- Điểm ${{x}_{1}}\in D$ được gọi là điểm cực tiểu của hàm số $f\left( x \right)$ nếu tồn tại một khoảng $\left( a;b \right)\subset D$ sao cho ${{x}_{1}}\in \left( a;b \right)$ và $f\left( {{x}_{1}} \right)<f\left( x \right),\forall x\in \left( a,b \right)\backslash \left\{ {{x}_{o}} \right\}$
Cách xác định điểm cực trị của hàm số:
Để xác định được các điểm cực đại, cực tiểu của hàm số các em cần nắm chắc ba định lí sau:
- Định lý 1: (Điều kiện cần để hàm số có cực trị)
Nếu hàm số $f\left( x \right)$ đạt cực trị tại điểm ${{x}_{o}}$ và hàm số có đạo hàm tại ${{x}_{o}}$, thì $f'\left( {{x}_{o}} \right)=0$
(Tuy nhiên hàm số có thể đạt cực trị tại một điểm mà tại đó hàm số không có đạo hàm, chẳng hạn với hàm $y=\left| x \right|$, đại cực trị tại ${{x}_{o}}=0$ nhưng không có đạo hàm tại đó)
- Định lí 2: (Điều kiện đủ để hàm số có cực trị)
- Nếu $f'\left( x \right)<0,\forall x\in \left( a,{{x}_{o}} \right)$ và $f'\left( x \right)>0,\forall x\in \left( {{x}_{o}};b \right)$ thì $f\left( x \right)$ đạt cực tiểu tại ${{x}_{o}}$
(Đạo hàm đổi dấu từ âm sang dương khi qua ${{x}_{o}}$)
$$\begin{array}{c|ccccccccc}x & a & \; & \; & x & \; & \; & \; \;\;\;\;b\\ \hline y' & \; & - & & ? & & + &\; \\ \hline \\ y &&\; & \searrow && \nearrow &\; \\ \quad & &&&y_{CT} \end{array}$$
Ta nói, đồ thị hàm số có điểm cực tiểu là $M\left( {{x}_{o}},{{y}_{CT}} \right)$
- Nếu $f'\left( x \right)>0,\forall x\in \left( a,{{x}_{o}} \right)$ và $f'\left( x \right)<0,\forall x\in \left( {{x}_{o}};b \right)$ thì $f\left( x \right)$ đạt cực đại tại ${{x}_{o}}$
(Đạo hàm đổi dấu từ dương sang âm khi qua ${{x}_{o}}$)
$$\begin{array}{c|ccccccccc}x & a & \; & \; & x & \; & \; & \; \;\;\;\;b\\ \hline y' && +& & ? & &- &\; \\
\hline \; & \; & &&y_{CD} \\ y \;&\;&\; \nearrow &&& & \searrow \\ \end{array}$$
Ta nói đồ thị hàm số có điểm cực đại là $M\left( {{x}_{o}};{{y}_{CD}} \right)$
Chú ý: Không cần xét hàm số $f\left( x \right)$ có hay không đạo hàm tại ${{x}_{o}}$
Ví dụ: Hàm số : $$y=|x|=\left\{\begin{matrix}-x&\text{Nếu } x\in (-\infty ;0)\\x&\text{Nếu } x\in (0;+\infty )\end{matrix}\right.\Rightarrow y'=\left\{\begin{matrix}-1<0&\text{Nếu } x\in (-\infty ;0)\\ 1>0&\text{Nếu } x\in [0;+\infty ) \end{matrix}\right.$$
Nên hàm số đạt cực tiểu tại ${{x}_{o}}=0$.
- Định lí 3:
- Nếu $f'\left( {{x}_{o}} \right)=0$ và $f''\left( {{x}_{o}} \right)>0$ thì $f\left( x \right)$ đạt cực tiểu tại ${{x}_{o}}$
- Nếu $f'\left( {{x}_{o}} \right)=0$ và $f''\left( {{x}_{o}} \right)<0$ thì $f\left( x \right)$ đạt cực đại tại ${{x}_{o}}$
Từ đó các em có cách xác định cực trị như sau:
Bước 1: Tính đạo hàm $y’$, tìm những điểm mà tại đó $y’=0$ hoặc $y’$ không xác định
Bước 2:
Cách 1: Xét dấu y’ dựa vào định lí 2 để kết luận điểm cực đại, cực tiểu (Thường dùng cách này)
Cách 2: Xét dấu $y''\left( {{x}_{o}} \right)$ (${{x}_{o}}$ là nghiệm của y’) dựa vào định lí 3 để kết luận
Chú ý: Hàm số phân thức bậc nhất trên bậc nhất
$$y=\frac{ax+b}{cx+d}\Rightarrow y'=\frac{ad-bc}{{{\left( cx+d \right)}^{2}}}$$
Dấu của đạo hàm không phụ thuộc vào x, hay độc lập với x nên hàm số luôn đồng biến hoặc luôn nghịch biến trên các khoảng xác định của nó. Do đó hàm số luôn không có cực trị.
B – Giải toán
I - Bài toán cực trị với hàm đa thức bậc ba:
Kiến thức bổ sung:
$$y=a{{x}^{3}}+b{{x}^{3}}+cx+d\quad \left( C \right)\Rightarrow y'=3a{{x}^{2}}+2bx+c \left( a\neq 0 \right)$$
I - Bài toán cực trị với hàm đa thức bậc ba:
Kiến thức bổ sung:
$$y=a{{x}^{3}}+b{{x}^{3}}+cx+d\quad \left( C \right)\Rightarrow y'=3a{{x}^{2}}+2bx+c \left( a\neq 0 \right)$$
- Số lượng điểm cực trị:
- Nếu y’ = 0 có hai nghiệm phân biệt ($\Delta >0$) thì hàm số có hai cực trị (một cực đại và một cực tiểu)
- Nếu y’ = 0 có nghiệm kép hoặc vô nghiệm ($\Delta \le 0$) thì hàm số không có cực trị.
Như vậy khi đề bài hỏi các câu hỏi như: Tìm m để hàm số có cực trị hoặc có hai điểm cực trị hoặc có một điểm cực đại và một điểm cực tiểu… thì điều kiện tương đương đều là y’ = 0 có hai nghiệm phân biệt.
- Nếu y’ = 0 có nghiệm kép hoặc vô nghiệm ($\Delta \le 0$) thì hàm số không có cực trị.
Như vậy khi đề bài hỏi các câu hỏi như: Tìm m để hàm số có cực trị hoặc có hai điểm cực trị hoặc có một điểm cực đại và một điểm cực tiểu… thì điều kiện tương đương đều là y’ = 0 có hai nghiệm phân biệt.
- Đường thẳng qua hai điểm cực trị:
Trong trường hợp hàm số có hai điểm cực trị, ta viết được đường thẳng đi qua hai điểm cực trị như sau:
Bước 1: Thực hiện phép chia đa thức: $y=a{{x}^{3}}+b{{x}^{3}}+cx+d$ cho $y'=3a{{x}^{2}}+2bx+c$ được thương là $q\left( x \right)$ và phần dư là $r\left( x \right)=mx+n$, ta được:
$$y=y'.q\left( x \right)+r\left( x \right)$$
Bước 2: Chứng minh đường thẳng $\left( d \right):y=r\left( x \right)=mx+n$ là đường thẳng đi qua hai điểm cực trị.
Giả sử hai điểm cực trị là $M\left( {{x}_{1}};{{y}_{1}} \right),N\left( {{x}_{2}},{{y}_{2}} \right)$ (Chú ý: ${{x}_{1}},{{x}_{2}}$ là nghiệm của $y'$ nên $y'\left( {{x}_{1}} \right)=y'\left( {{x}_{2}} \right)=0$)
Khi đó M, N thuộc $\left( C \right)$, do đó:
$${{y}_{1}}=y'\left( {{x}_{1}} \right).q\left( {{x}_{1}} \right)+r\left( {{x}_{1}} \right)=r\left( {{x}_{1}} \right)\Rightarrow {{y}_{1}}=m{{x}_{1}}+n\Rightarrow M\in \left( d \right)$$
$${{y}_{2}}=y'\left( {{x}_{2}} \right).q\left( {{x}_{2}} \right)+r\left( {{x}_{2}} \right)=r\left( {{x}_{2}} \right)\Rightarrow {{y}_{2}}=m{{x}_{2}}+n\Rightarrow N\in \left( d \right)$$
Tức là $\left( d \right)$ là đường thẳng đi qua hai cực trị.
Chú ý: Trong một số trường hợp đặc biệt y' = 0 có "nghiệm đẹp" tức là có thể tìm cụ thể tọa độ các điểm cực trị thì không nên máy móc viết phương trình các điểm cực trị như trên mà nếu cần thì ta sử dụng cách viết phương trình đường thẳng qua hai điểm $A\left( {{x}_{1}},{{y}_{1}} \right),B\left( {{x}_{2}},{{y}_{2}} \right)$
$$\frac{x-{{x}_{1}}}{{{x}_{2}}-{{x}_{1}}}=\frac{y-{{y}_{1}}}{{{y}_{2}}-{{y}_{1}}}$$
Bước 1: Thực hiện phép chia đa thức: $y=a{{x}^{3}}+b{{x}^{3}}+cx+d$ cho $y'=3a{{x}^{2}}+2bx+c$ được thương là $q\left( x \right)$ và phần dư là $r\left( x \right)=mx+n$, ta được:
$$y=y'.q\left( x \right)+r\left( x \right)$$
Bước 2: Chứng minh đường thẳng $\left( d \right):y=r\left( x \right)=mx+n$ là đường thẳng đi qua hai điểm cực trị.
Giả sử hai điểm cực trị là $M\left( {{x}_{1}};{{y}_{1}} \right),N\left( {{x}_{2}},{{y}_{2}} \right)$ (Chú ý: ${{x}_{1}},{{x}_{2}}$ là nghiệm của $y'$ nên $y'\left( {{x}_{1}} \right)=y'\left( {{x}_{2}} \right)=0$)
Khi đó M, N thuộc $\left( C \right)$, do đó:
$${{y}_{1}}=y'\left( {{x}_{1}} \right).q\left( {{x}_{1}} \right)+r\left( {{x}_{1}} \right)=r\left( {{x}_{1}} \right)\Rightarrow {{y}_{1}}=m{{x}_{1}}+n\Rightarrow M\in \left( d \right)$$
$${{y}_{2}}=y'\left( {{x}_{2}} \right).q\left( {{x}_{2}} \right)+r\left( {{x}_{2}} \right)=r\left( {{x}_{2}} \right)\Rightarrow {{y}_{2}}=m{{x}_{2}}+n\Rightarrow N\in \left( d \right)$$
Tức là $\left( d \right)$ là đường thẳng đi qua hai cực trị.
Chú ý: Trong một số trường hợp đặc biệt y' = 0 có "nghiệm đẹp" tức là có thể tìm cụ thể tọa độ các điểm cực trị thì không nên máy móc viết phương trình các điểm cực trị như trên mà nếu cần thì ta sử dụng cách viết phương trình đường thẳng qua hai điểm $A\left( {{x}_{1}},{{y}_{1}} \right),B\left( {{x}_{2}},{{y}_{2}} \right)$
$$\frac{x-{{x}_{1}}}{{{x}_{2}}-{{x}_{1}}}=\frac{y-{{y}_{1}}}{{{y}_{2}}-{{y}_{1}}}$$
Ví dụ 1.1: (ĐH An Ninh - 2000)
Cho hàm số: $y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+2.$ ( C).
Tìm a để điểm cực đại cực tiểu của đồ thị hàm số nằm về hai phía của đường tròn:
$$\left( \alpha \right):{{x}^{2}}+{{y}^{2}}-2ax-4ay+5{{a}^{2}}-1=0$$
Phân tích:
Để giải quyết được một bài toán bất kì các em cần hiểu được hết các thông tin trong bài toán. Chẳng hạn với bài toán trên đề toán có nhắc đến cực trị, đường tròn và vị trí tương đối của cực trị và đường tròn (nằm về hai phía) thì các em cần biết cực trị là gì, xác định cực trị như thế nào? Cho phương trình đường tròn thì xác định được những yếu tố gì? Xét vị trí tương đối như thế nào? (có nhiều em không hiểu nằm về hai phía của đường tròn là như thế nào!! Đó là phía trong và phía ngoài nhé)
(Những thao tác trên rất hữu ích khi các em gặp những bài toán có cách hỏi lạ)
- Hàm số ( C) không chứa tham số, tức là ta có thể tìm được cụ thể tọa độ điểm cực trị. Như vậy yêu cầu bài toán chỉ còn là bài toán lớp 10 :"xét vị trí tương đối của điểm cho trước với đường tròn"
- Đã biết phương trình đường tròn $\left( \alpha \right)$, do đó ta tìm được tâm I và bán kính R của nó (nhắc lại: điểm M nằm trong đường tròn khi $IM<R$, điểm M nằm ngoài khi $IM>R$)
- Giả sử hai điểm cực trị là ${{M}_{1}},{{M}_{2}}$ nằm về hai phía của $\left( \alpha \right)$ phải chăng ta phải xét hai trường hợp:
TH1: ${{M}_{1}}$ nằm trong ($I{{M}_{1}}<R\Leftrightarrow I{{M}_{1}}^{2}<{{R}^{2}}\Leftrightarrow I{{M}_{1}}^{2}-{{R}^{2}}<0$) ,
${{M}_{2}}$ nằm ngoài ($I{{M}_{2}}>R\Leftrightarrow I{{M}_{2}}^{2}>{{R}^{2}}\Leftrightarrow I{{M}_{2}}^{2}-{{R}^{2}}>0$)
TH2: ${{M}_{1}}$ nằm ngoài ($I{{M}_{1}}>R\Leftrightarrow I{{M}_{1}}^{2}-{{R}^{2}}>0$), ${{M}_{2}}$ nằm trong ($I{{M}_{2}}^{2}<{{R}^{2}}\Leftrightarrow I{{M}_{2}}^{2}-{{R}^{2}}<0$)?
Chú ý rằng hai trường hợp trên tương đương với điều kiện $I{{M}_{1}}^{2}-{{R}^{2}}$ và $I{{M}_{2}}^{2}-{{R}^{2}}$ trái dấu tức là
Điều kiện thỏa mãn yêu cầu chỉ cần: $\left( I{{M}_{1}}^{2}-{{R}^{2}} \right)\left( I{{M}_{2}}^{2}-{{R}^{2}} \right)<0$.
LG:
TXĐ: $D=\mathbb{R}$
$y'=3{{x}^{2}}-6x$; $y'=0\Leftrightarrow 3{{x}^{2}}-6x=0\Leftrightarrow 3x\left( x-2 \right)=0\Leftrightarrow $$\left[ \begin{array}{l}x = 0\\x=2 \end{array} \right.$
Bảng biến thiên:
$$\begin{array}{c|ccccccccc} x & -\infty & \; & 0 & \; & 2 &\; & +\infty\\ \hline
y' & \; & + \; & 0 & - & 0 & + &\; \\ \hline & \; & \; & 2 \; & \; & \; & \; & \; +\infty \\ y & \; & \nearrow & \; & \searrow & \; & \nearrow & \; \\ & -\infty \; & \; & \; & \; & -2 & \; \\ \end{array}$$
Đồ thị hàm số có điểm cực đại là ${{M}_{1}}\left( 0;2 \right)$và điểm cực tiểu là ${{M}_{2}}\left( 2;-2 \right)$
Đường tròn $\left( \alpha \right):{{x}^{2}}+{{y}^{2}}-2ax-4ay+5{{a}^{2}}-1=0$ $\Leftrightarrow$ $\left( x-a \right)^{2}+\left( x-2a \right)^{2}=1$ có tâm $I\left( a,2a \right)$ và bán kính $R=1$
$\overrightarrow{I{{M}_{1}}}=\left( -a;2-2a \right)\Rightarrow I{{M}_{1}}^{2}={{a}^{2}}+{{\left( 2-2a \right)}^{2}}=5{{a}^{2}}-8a+4$
$\overrightarrow{I{{M}_{2}}}=\left( 2-a;-2-2a \right)\Rightarrow I{{M}_{2}}^{2}={{\left( 2-a \right)}^{2}}+{{\left( -2-2a \right)}^{2}}=5{{a}^{2}}+4a+8$
Ta có: Một điểm M bất kì nằm phía trong đường tròn $\left( \alpha \right)$ thì $IM<R\Leftrightarrow I{{M}^{2}}<{{R}^{2}}\Leftrightarrow I{{M}^{2}}-{{R}^{2}}<0$
Tương tự: điểm M nằm phía ngoài $\left( \alpha \right)$ thì $IM>R\Leftrightarrow I{{M}^{2}}>{{R}^{2}}\Leftrightarrow I{{M}^{2}}-{{R}^{2}}>0$
Do đó, để điểm cực đại và điểm cực tiểu của đồ thị hàm số nằm về hai phía của đường tròn thì
$\left( I{{M}_{1}}^{2}-{{R}^{2}} \right)\left( I{{M}_{2}}^{2}-{{R}^{2}} \right)<0$
$\Leftrightarrow \left( 5{{a}^{2}}-8a+4-1 \right)\left( 5{{a}^{2}}+4a+8-1 \right)<0$$\Leftrightarrow \left( 5{{a}^{2}}-8a+3 \right)\left( 5{{a}^{2}}+4a+7 \right)<0$ (*)
Ta thấy: $5{{a}^{2}}+4a+7={{\left( a\sqrt{5}+\frac{2}{\sqrt{5}} \right)}^{2}}+\frac{31}{5}>0$
Nên (*)$\Leftrightarrow 5{{a}^{2}}-8a+3<0$$\Leftrightarrow \frac{3}{5}<a<1$
Vậy với $\frac{3}{5}<a<1$ thì thỏa mãn yêu cầu đề bài.
Nhận xét:
- Nếu bài toán này là bài toán phụ của bài khảo sát hàm số thì bước tìm các điểm cực trị là không cần thiết
- Bất phương trình (*) là bất phương trình tích có thể giải dễ dàng bằng cách lập bảng xét dấu ngay cả trong trường hợp không khẳng định được một nhân tử đã dương hay âm như bài toán trên. (Thực tế cho thấy nhiều em có kiến thức không chắc khi nhìn thấy (*) có vẻ "khủng khiếp" quá mà bỏ cuộc!!!)
- Trong lời giải trên nếu tinh ý phát hiện ra $I{{M}_{2}}^{2}=5{{a}^{2}}+4a+8>R\left( =1 \right)$ thì lời giải sẽ ngắn gọn hơn:
Vì $I{{M}_{2}}^{2}=5{{a}^{2}}+4a+8=\left( a\sqrt{5}+\frac{2}{\sqrt{5}} \right)+\frac{36}{5}>R$
Nên điểm ${{M}_{2}}$ luôn nằm ngoài đường tròn. Do đó để thỏa mãn yêu cầu đề bài thì điểm ${{M}_{1}}$ phải nằm trong đường tròn, tức là:
$IM<R\Leftrightarrow 5{{a}^{2}}-8a+3<0$$\Leftrightarrow \frac{3}{5}<a<1$.
Ví dụ 1.2: Cho hàm số : $y=\frac{2}{3}{{x}^{3}}-m{{x}^{2}}-2\left( 3{{m}^{2}}-1 \right)x+\frac{2}{3}$ ©, m là tham số thực.
Tìm m để hàm số © có hai điểm cực trị ${{x}_{1}};{{x}_{2}}$ sao cho ${{x}_{1}}{{x}_{2}}+2\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right)=1$
Phân tích:
Bài toán có hai yêu cầu:
1) Có cực trị tại ${{x}_{1}},{{x}_{2}}$
2) Thỏa mãn : ${{x}_{1}}{{x}_{2}}+2\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right)=1$
Yêu cầu thứ nhất xuất hiện trong hầu hết các câu hỏi về cực trị, nếu chưa có câu trả lời các em hãy xem lại 1 chút lí thuyết Số lượng điểm cực trị!
Với yêu cầu thứ hai cần hiểu rằng hàm số đạt cực trị tại ${{x}_{1}};{{x}_{2}}$ thì ${{x}_{1}};{{x}_{2}}$ còn là nghiệm của y’ = 0 (là một phương trình bậc hai), hiểu được điều đó thì yêu cầu này chỉ còn là một bài toán lớp 9 ‘Tìm m để phương trình y’ = 0 có hai nghiệm phân biệt ${{x}_{1}};{{x}_{2}}$ thỏa mãn ${{x}_{1}}{{x}_{2}}+2\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right)=1$’
Sự xuất hiện tổng và tích hai nghiệm của phương trình bậc hai là gợi ý thích hợp cho định lí Viet
LG :
TXĐ : $D=\mathbb{R}$
$$y'=2{{x}^{2}}-2mx-2\left( 3{{m}^{2}}-1 \right)$$
Để hàm số đạt cực trị tại ${{x}_{1}},{{x}_{2}}$ thì $y'=0$ phải có hai nghiệm phân biệt ${{x}_{1}},{{x}_{2}}$
$\Leftrightarrow \Delta '={{m}^{2}}+4\left( 3{{m}^{2}}-1 \right)>0$$\Leftrightarrow m\in \left( -\infty ;\frac{-2\sqrt{13}}{13} \right)\cup \left( \frac{2\sqrt{13}}{13};+\infty \right)$
Theo định lí Vi-ét ta có: $\left\{\begin{matrix}x_1+x_2=m\\x_1x_2=1-3m^2
\end{matrix}\right.$, Do đó :
$$x_1x_2+2(x_1+x_2)=1\Leftrightarrow 1-3m^2+2m=1\Leftrightarrow \left [\begin{matrix}m=0\;\text{(loại)}\\ m=\dfrac{2}{3}\;\text{(thỏa mãn)}\end{matrix}\right.$$
Vậy với $m=\frac{2}{3}$ thì thỏa mãn yêu cầu đề bài.
Chú ý : Sau khi tìm ra m cần đối chiếu với điều kiện ban đầu để loại nghiệm không thỏa mãn. Và chú ý kết luận nghiệm của bài toán.
Cho hàm số: $y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+2.$ ( C).
Tìm a để điểm cực đại cực tiểu của đồ thị hàm số nằm về hai phía của đường tròn:
$$\left( \alpha \right):{{x}^{2}}+{{y}^{2}}-2ax-4ay+5{{a}^{2}}-1=0$$
Phân tích:
Để giải quyết được một bài toán bất kì các em cần hiểu được hết các thông tin trong bài toán. Chẳng hạn với bài toán trên đề toán có nhắc đến cực trị, đường tròn và vị trí tương đối của cực trị và đường tròn (nằm về hai phía) thì các em cần biết cực trị là gì, xác định cực trị như thế nào? Cho phương trình đường tròn thì xác định được những yếu tố gì? Xét vị trí tương đối như thế nào? (có nhiều em không hiểu nằm về hai phía của đường tròn là như thế nào!! Đó là phía trong và phía ngoài nhé)
(Những thao tác trên rất hữu ích khi các em gặp những bài toán có cách hỏi lạ)
- Hàm số ( C) không chứa tham số, tức là ta có thể tìm được cụ thể tọa độ điểm cực trị. Như vậy yêu cầu bài toán chỉ còn là bài toán lớp 10 :"xét vị trí tương đối của điểm cho trước với đường tròn"
- Đã biết phương trình đường tròn $\left( \alpha \right)$, do đó ta tìm được tâm I và bán kính R của nó (nhắc lại: điểm M nằm trong đường tròn khi $IM<R$, điểm M nằm ngoài khi $IM>R$)
- Giả sử hai điểm cực trị là ${{M}_{1}},{{M}_{2}}$ nằm về hai phía của $\left( \alpha \right)$ phải chăng ta phải xét hai trường hợp:
TH1: ${{M}_{1}}$ nằm trong ($I{{M}_{1}}<R\Leftrightarrow I{{M}_{1}}^{2}<{{R}^{2}}\Leftrightarrow I{{M}_{1}}^{2}-{{R}^{2}}<0$) ,
${{M}_{2}}$ nằm ngoài ($I{{M}_{2}}>R\Leftrightarrow I{{M}_{2}}^{2}>{{R}^{2}}\Leftrightarrow I{{M}_{2}}^{2}-{{R}^{2}}>0$)
TH2: ${{M}_{1}}$ nằm ngoài ($I{{M}_{1}}>R\Leftrightarrow I{{M}_{1}}^{2}-{{R}^{2}}>0$), ${{M}_{2}}$ nằm trong ($I{{M}_{2}}^{2}<{{R}^{2}}\Leftrightarrow I{{M}_{2}}^{2}-{{R}^{2}}<0$)?
Chú ý rằng hai trường hợp trên tương đương với điều kiện $I{{M}_{1}}^{2}-{{R}^{2}}$ và $I{{M}_{2}}^{2}-{{R}^{2}}$ trái dấu tức là
Điều kiện thỏa mãn yêu cầu chỉ cần: $\left( I{{M}_{1}}^{2}-{{R}^{2}} \right)\left( I{{M}_{2}}^{2}-{{R}^{2}} \right)<0$.
LG:
TXĐ: $D=\mathbb{R}$
$y'=3{{x}^{2}}-6x$; $y'=0\Leftrightarrow 3{{x}^{2}}-6x=0\Leftrightarrow 3x\left( x-2 \right)=0\Leftrightarrow $$\left[ \begin{array}{l}x = 0\\x=2 \end{array} \right.$
Bảng biến thiên:
$$\begin{array}{c|ccccccccc} x & -\infty & \; & 0 & \; & 2 &\; & +\infty\\ \hline
y' & \; & + \; & 0 & - & 0 & + &\; \\ \hline & \; & \; & 2 \; & \; & \; & \; & \; +\infty \\ y & \; & \nearrow & \; & \searrow & \; & \nearrow & \; \\ & -\infty \; & \; & \; & \; & -2 & \; \\ \end{array}$$
Đồ thị hàm số có điểm cực đại là ${{M}_{1}}\left( 0;2 \right)$và điểm cực tiểu là ${{M}_{2}}\left( 2;-2 \right)$
Đường tròn $\left( \alpha \right):{{x}^{2}}+{{y}^{2}}-2ax-4ay+5{{a}^{2}}-1=0$ $\Leftrightarrow$ $\left( x-a \right)^{2}+\left( x-2a \right)^{2}=1$ có tâm $I\left( a,2a \right)$ và bán kính $R=1$
$\overrightarrow{I{{M}_{1}}}=\left( -a;2-2a \right)\Rightarrow I{{M}_{1}}^{2}={{a}^{2}}+{{\left( 2-2a \right)}^{2}}=5{{a}^{2}}-8a+4$
$\overrightarrow{I{{M}_{2}}}=\left( 2-a;-2-2a \right)\Rightarrow I{{M}_{2}}^{2}={{\left( 2-a \right)}^{2}}+{{\left( -2-2a \right)}^{2}}=5{{a}^{2}}+4a+8$
Ta có: Một điểm M bất kì nằm phía trong đường tròn $\left( \alpha \right)$ thì $IM<R\Leftrightarrow I{{M}^{2}}<{{R}^{2}}\Leftrightarrow I{{M}^{2}}-{{R}^{2}}<0$
Tương tự: điểm M nằm phía ngoài $\left( \alpha \right)$ thì $IM>R\Leftrightarrow I{{M}^{2}}>{{R}^{2}}\Leftrightarrow I{{M}^{2}}-{{R}^{2}}>0$
Do đó, để điểm cực đại và điểm cực tiểu của đồ thị hàm số nằm về hai phía của đường tròn thì
$\left( I{{M}_{1}}^{2}-{{R}^{2}} \right)\left( I{{M}_{2}}^{2}-{{R}^{2}} \right)<0$
$\Leftrightarrow \left( 5{{a}^{2}}-8a+4-1 \right)\left( 5{{a}^{2}}+4a+8-1 \right)<0$$\Leftrightarrow \left( 5{{a}^{2}}-8a+3 \right)\left( 5{{a}^{2}}+4a+7 \right)<0$ (*)
Ta thấy: $5{{a}^{2}}+4a+7={{\left( a\sqrt{5}+\frac{2}{\sqrt{5}} \right)}^{2}}+\frac{31}{5}>0$
Nên (*)$\Leftrightarrow 5{{a}^{2}}-8a+3<0$$\Leftrightarrow \frac{3}{5}<a<1$
Vậy với $\frac{3}{5}<a<1$ thì thỏa mãn yêu cầu đề bài.
Nhận xét:
- Nếu bài toán này là bài toán phụ của bài khảo sát hàm số thì bước tìm các điểm cực trị là không cần thiết
- Bất phương trình (*) là bất phương trình tích có thể giải dễ dàng bằng cách lập bảng xét dấu ngay cả trong trường hợp không khẳng định được một nhân tử đã dương hay âm như bài toán trên. (Thực tế cho thấy nhiều em có kiến thức không chắc khi nhìn thấy (*) có vẻ "khủng khiếp" quá mà bỏ cuộc!!!)
- Trong lời giải trên nếu tinh ý phát hiện ra $I{{M}_{2}}^{2}=5{{a}^{2}}+4a+8>R\left( =1 \right)$ thì lời giải sẽ ngắn gọn hơn:
Vì $I{{M}_{2}}^{2}=5{{a}^{2}}+4a+8=\left( a\sqrt{5}+\frac{2}{\sqrt{5}} \right)+\frac{36}{5}>R$
Nên điểm ${{M}_{2}}$ luôn nằm ngoài đường tròn. Do đó để thỏa mãn yêu cầu đề bài thì điểm ${{M}_{1}}$ phải nằm trong đường tròn, tức là:
$IM<R\Leftrightarrow 5{{a}^{2}}-8a+3<0$$\Leftrightarrow \frac{3}{5}<a<1$.
Ví dụ 1.2: Cho hàm số : $y=\frac{2}{3}{{x}^{3}}-m{{x}^{2}}-2\left( 3{{m}^{2}}-1 \right)x+\frac{2}{3}$ ©, m là tham số thực.
Tìm m để hàm số © có hai điểm cực trị ${{x}_{1}};{{x}_{2}}$ sao cho ${{x}_{1}}{{x}_{2}}+2\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right)=1$
Phân tích:
Bài toán có hai yêu cầu:
1) Có cực trị tại ${{x}_{1}},{{x}_{2}}$
2) Thỏa mãn : ${{x}_{1}}{{x}_{2}}+2\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right)=1$
Yêu cầu thứ nhất xuất hiện trong hầu hết các câu hỏi về cực trị, nếu chưa có câu trả lời các em hãy xem lại 1 chút lí thuyết Số lượng điểm cực trị!
Với yêu cầu thứ hai cần hiểu rằng hàm số đạt cực trị tại ${{x}_{1}};{{x}_{2}}$ thì ${{x}_{1}};{{x}_{2}}$ còn là nghiệm của y’ = 0 (là một phương trình bậc hai), hiểu được điều đó thì yêu cầu này chỉ còn là một bài toán lớp 9 ‘Tìm m để phương trình y’ = 0 có hai nghiệm phân biệt ${{x}_{1}};{{x}_{2}}$ thỏa mãn ${{x}_{1}}{{x}_{2}}+2\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right)=1$’
Sự xuất hiện tổng và tích hai nghiệm của phương trình bậc hai là gợi ý thích hợp cho định lí Viet
LG :
TXĐ : $D=\mathbb{R}$
$$y'=2{{x}^{2}}-2mx-2\left( 3{{m}^{2}}-1 \right)$$
Để hàm số đạt cực trị tại ${{x}_{1}},{{x}_{2}}$ thì $y'=0$ phải có hai nghiệm phân biệt ${{x}_{1}},{{x}_{2}}$
$\Leftrightarrow \Delta '={{m}^{2}}+4\left( 3{{m}^{2}}-1 \right)>0$$\Leftrightarrow m\in \left( -\infty ;\frac{-2\sqrt{13}}{13} \right)\cup \left( \frac{2\sqrt{13}}{13};+\infty \right)$
Theo định lí Vi-ét ta có: $\left\{\begin{matrix}x_1+x_2=m\\x_1x_2=1-3m^2
\end{matrix}\right.$, Do đó :
$$x_1x_2+2(x_1+x_2)=1\Leftrightarrow 1-3m^2+2m=1\Leftrightarrow \left [\begin{matrix}m=0\;\text{(loại)}\\ m=\dfrac{2}{3}\;\text{(thỏa mãn)}\end{matrix}\right.$$
Vậy với $m=\frac{2}{3}$ thì thỏa mãn yêu cầu đề bài.
Chú ý : Sau khi tìm ra m cần đối chiếu với điều kiện ban đầu để loại nghiệm không thỏa mãn. Và chú ý kết luận nghiệm của bài toán.
Ví dụ 1.3: Cho hàm số: $y={{x}^{3}}+m{{x}^{2}}+7x+3$ (${{C}_{m}}$)
Tìm m để (${{C}_{m}}$) có hai điểm cực trị và đường thẳng đi qua hai điểm cực trị vuông góc với đường thẳng
$\left( d \right):y=3x-7$
Phân tích:
Có thể thấy bài toán có 2 yêu cầu, nhưng ta có thể tách bài toán thành 3 "phần":
- Có cực trị
- Đường thẳng $\Delta $ qua hai cực trị
- $\left( d \right)\bot \Delta $ $\Leftrightarrow {{k}_{1}}{{k}_{2}}=-1$ (${{k}_{1}},{{k}_{2}}$ là hệ số góc của $\Delta $ và $\left( d \right)$)
Việc phân tích yêu cầu bài toán thành các ý nhỏ như trên sẽ giúp các em đạt điểm tối đa trong khả năng có thể. Như với bài toán trên, ngay cả khi các em chưa hình dung được cách giải quyết "phần" 3, tức là khi nào đường thẳng qua hai cực trị vuông góc với $\left( d \right)$ thì việc giải quyết hai "phần" đầu cũng có thể các em sẽ được đến 0.5/1 điểm!
LG:
TXĐ: $D=\mathbb{R}$
$$y'=3{{x}^{2}}+2mx+7$$
Để hàm số có hai điểm cực trị thì $y'=0$ phải có hai nghiệm phân biệt
$$\Leftrightarrow \Delta '={{m}^{2}}-21>0\Leftrightarrow m\in \left( -\infty ;-\sqrt{21} \right)\cup \left( \sqrt{21};+\infty \right)$$
Thực hiện phép chia y cho y' ta có: $y=\frac{1}{9}\left( 3x+m \right).y'+\frac{2}{9}\left( 21-{{m}^{2}} \right)x+3-\frac{7m}{9}$
Gọi ${{M}_{1}}\left( {{x}_{1}};{{y}_{1}} \right),{{M}_{2}}\left( {{x}_{2}};{{y}_{2}} \right)$ là hai điểm cực trị của $\left( {{C}_{m}} \right)$, ta có: $y'\left( {{x}_{1}} \right)=y'\left( {{x}_{2}} \right)=0$. Do đó:
$${{y}_{1}}=\frac{2}{9}\left( 21-{{m}^{2}} \right){{x}_{1}}+3-\frac{7m}{9}\Rightarrow {{M}_{1}}\in \left( {{C}_{m}} \right)$$
$${{y}_{2}}=\frac{2}{9}\left( 21-{{m}^{2}} \right){{x}_{2}}+3-\frac{7m}{9}\Rightarrow {{M}_{2}}\left( {{C}_{m}} \right)$$
$\Rightarrow $ Đường thẳng đi qua hai điểm cực trị là là: $\left( \Delta \right):y=\frac{2}{9}\left( 21-{{m}^{2}} \right)x+3-\frac{7m}{9}$
Để $\left( \Delta \right)\bot \left( d \right)$ thì: $\frac{2}{9}\left( 21-{{m}^{2}} \right).3=-1\Leftrightarrow m=\pm \frac{3\sqrt{10}}{2}$
Vậy với $m=\pm \frac{3\sqrt{10}}{2}$ thì thỏa mãn yêu cầu đề bài.
Nhận xét: Trên đây là một ví dụ mà việc nhận ra cần phải viết phương trình đường thẳng đi qua hai điểm cực trị khá rõ ràng khi đề bài nhắc tới "đường thẳng đi qua hai cực trị vuông góc với..." nhưng trong một số trường hợp, điều đó sẽ được ẩn đi đòi hỏi một chút phân tích của học sinh trong giải toán.
Ví dụ 1.4: Cho hàm số: $y=\frac{1}{3}{{x}^{3}}-m{{x}^{2}}-x+m+1$ (${{C}_{m}}$)
Tìm m để (${{C}_{m}}$) có hai điểm cực trị và khoảng cách giữa hai điểm cực trị là nhỏ nhất.
Phân tích:
Bài toán có 2 yêu cầu rất rõ ràng, và vấn đề nằm ở chỗ khoảng cách giữa hai điểm cực trị.
Với hai điểm cực trị ${{M}_{1}}\left( {{x}_{1}};{{y}_{1}} \right),{{M}_{2}}\left( {{x}_{2}},{{y}_{2}} \right)$ khoảng cách được tính bởi công thức
$${{M}_{1}}{{M}_{2}}=\sqrt{{{\left( {{x}_{2}}-{{x}_{1}} \right)}^{2}}+{{\left( {{y}_{2}}-{{y}_{1}} \right)}^{2}}}$$
Vậy cần xử lí ${{y}_{1}},{{y}_{2}}$ thế nào cho khéo, phải chăng ta sử dụng ${{M}_{1}},{{M}_{2}}\in \left( {{C}_{m}} \right)$
${{y}_{1}}=\frac{1}{3}{{x}_{1}}^{3}-m{{x}_{1}}^{2}-{{x}_{1}}+m+1$ và ${{y}_{2}}=\frac{1}{3}{{x}_{2}}^{3}-m{{x}_{2}}^{2}-{{x}_{2}}+m+1$
Bẳng cách tính thử sẽ thấy ${{x}_{1}},{{x}_{2}}$ không phải là các giá trị "đẹp" do đó các biểu thức ${{y}_{1}},{{y}_{2}}$ ở trên rất "cồng kềnh". Vậy liệu còn một con đường nào khác đơn giản hơn, phải chăng có thể thay tọa độ của ${{M}_{1}},{{M}_{2}}$ vào một phương trình nào đơn giản hơn? ${{M}_{1}},{{M}_{2}}$ còn nằm trên đường nào?
Chỉ cần luôn nhớ rằng ${{M}_{1}},{{M}_{2}}$ là các điểm cực trị thì có lẽ đường thẳng $\left( \Delta \right)$ đi qua hai điểm cực trị sẽ xuất hiện trong định hướng của các em! Và tất nhiên, khi thay tọa độ ${{M}_{1}},{{M}_{2}}$ vào phương trình $\left( \Delta \right)$ thì mọi chuyện sẽ trở lên đơn giản hơn rất nhiều.
LG:
TXĐ: $D=\mathbb{R}$
$$y'={{x}^{2}}-2mx-1$$
Để hàm số có hai điểm cực trị thì y' = 0 có hai nghiệm phân biệt$\Leftrightarrow \Delta '={{m}^{2}}+1>0$ (đúng $\forall m\in \mathbb{R}$)
Thực hiện phép chia y cho y' ta được: $y=\frac{1}{3}\left( x-m \right).y'\,\,-\frac{2}{3}\left( {{m}^{2}}+1 \right)x+\frac{2}{3}m+1$
Gọi ${{M}_{1}}\left( {{x}_{1}};{{y}_{1}} \right),{{M}_{2}}\left( {{x}_{2}};{{y}_{2}} \right)$là các điểm cực trị của (${{C}_{m}}$), ta có: $y'\left( {{x}_{1}} \right)=y'\left( {{x}_{2}} \right)=0$. Do đó:
${{y}_{1}}=-\frac{2}{3}\left( {{m}^{2}}+1 \right){{x}_{1}}+\frac{2}{3}m+1$ và ${{y}_{2}}=-\frac{2}{3}\left( {{m}^{2}}+1 \right){{x}_{2}}+\frac{2}{3}m+1$
Khi đó:
${{M}_{1}}{{M}_{2}}=\sqrt{{{\left( {{x}_{2}}-{{x}_{1}} \right)}^{2}}+{{\left( {{y}_{2}}-{{y}_{1}} \right)}^{2}}}=\sqrt{{{\left( {{x}_{2}}-{{x}_{1}} \right)}^{2}}+\frac{4}{9}{{\left( {{m}^{2}}+1 \right)}^{2}}{{\left( {{x}_{2}}-{{x}_{1}} \right)}^{2}}}=\sqrt{\left[ 1+\frac{4}{9}{{\left( {{m}^{2}}+1 \right)}^{2}} \right]\left[ {{\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right)}^{2}}-4{{x}_{1}}{{x}_{2}} \right]}$
Theo định lí Vi-ét: $\left\{ \begin{array}{l}x_{1}+x_{2}=2m\\ x_{1}x_{2}=-1 \end{array} \right.$$\Rightarrow {{M}_{1}}{{M}_{2}}=\sqrt{\left[ 1+\frac{4}{9}\left( {{m}^{2}}+1 \right)^{2} \right]\left( 4{{m}^{2}}+4 \right)}$
Để ${{M}_{1}}{{M}_{2}}$ nhỏ nhất thì $f\left( m \right)=\left[ 1+\frac{4}{9}\left( {{m}^{2}}+1 \right)^{2} \right]\left( 4{{m}^{2}}+4 \right)$ phải đạt giá trị nhỏ nhất
\[f\left( m \right)=\left[ 1+\frac{4}{9}\left( {{m}^{2}}+1 \right)^{2} \right]\left( 4{{m}^{2}}+4 \right)\ge \left( 1+\frac{4}{9} \right).4=\frac{52}{9}\]\[\Rightarrow \min f\left( m \right)=\frac{52}{9}\] khi $m=0$
Vậy với m = 0 thì thỏa mãn yêu cầu đề bài.
Tìm m để (${{C}_{m}}$) có hai điểm cực trị và đường thẳng đi qua hai điểm cực trị vuông góc với đường thẳng
$\left( d \right):y=3x-7$
Phân tích:
Có thể thấy bài toán có 2 yêu cầu, nhưng ta có thể tách bài toán thành 3 "phần":
- Có cực trị
- Đường thẳng $\Delta $ qua hai cực trị
- $\left( d \right)\bot \Delta $ $\Leftrightarrow {{k}_{1}}{{k}_{2}}=-1$ (${{k}_{1}},{{k}_{2}}$ là hệ số góc của $\Delta $ và $\left( d \right)$)
Việc phân tích yêu cầu bài toán thành các ý nhỏ như trên sẽ giúp các em đạt điểm tối đa trong khả năng có thể. Như với bài toán trên, ngay cả khi các em chưa hình dung được cách giải quyết "phần" 3, tức là khi nào đường thẳng qua hai cực trị vuông góc với $\left( d \right)$ thì việc giải quyết hai "phần" đầu cũng có thể các em sẽ được đến 0.5/1 điểm!
LG:
TXĐ: $D=\mathbb{R}$
$$y'=3{{x}^{2}}+2mx+7$$
Để hàm số có hai điểm cực trị thì $y'=0$ phải có hai nghiệm phân biệt
$$\Leftrightarrow \Delta '={{m}^{2}}-21>0\Leftrightarrow m\in \left( -\infty ;-\sqrt{21} \right)\cup \left( \sqrt{21};+\infty \right)$$
Thực hiện phép chia y cho y' ta có: $y=\frac{1}{9}\left( 3x+m \right).y'+\frac{2}{9}\left( 21-{{m}^{2}} \right)x+3-\frac{7m}{9}$
Gọi ${{M}_{1}}\left( {{x}_{1}};{{y}_{1}} \right),{{M}_{2}}\left( {{x}_{2}};{{y}_{2}} \right)$ là hai điểm cực trị của $\left( {{C}_{m}} \right)$, ta có: $y'\left( {{x}_{1}} \right)=y'\left( {{x}_{2}} \right)=0$. Do đó:
$${{y}_{1}}=\frac{2}{9}\left( 21-{{m}^{2}} \right){{x}_{1}}+3-\frac{7m}{9}\Rightarrow {{M}_{1}}\in \left( {{C}_{m}} \right)$$
$${{y}_{2}}=\frac{2}{9}\left( 21-{{m}^{2}} \right){{x}_{2}}+3-\frac{7m}{9}\Rightarrow {{M}_{2}}\left( {{C}_{m}} \right)$$
$\Rightarrow $ Đường thẳng đi qua hai điểm cực trị là là: $\left( \Delta \right):y=\frac{2}{9}\left( 21-{{m}^{2}} \right)x+3-\frac{7m}{9}$
Để $\left( \Delta \right)\bot \left( d \right)$ thì: $\frac{2}{9}\left( 21-{{m}^{2}} \right).3=-1\Leftrightarrow m=\pm \frac{3\sqrt{10}}{2}$
Vậy với $m=\pm \frac{3\sqrt{10}}{2}$ thì thỏa mãn yêu cầu đề bài.
Nhận xét: Trên đây là một ví dụ mà việc nhận ra cần phải viết phương trình đường thẳng đi qua hai điểm cực trị khá rõ ràng khi đề bài nhắc tới "đường thẳng đi qua hai cực trị vuông góc với..." nhưng trong một số trường hợp, điều đó sẽ được ẩn đi đòi hỏi một chút phân tích của học sinh trong giải toán.
Ví dụ 1.4: Cho hàm số: $y=\frac{1}{3}{{x}^{3}}-m{{x}^{2}}-x+m+1$ (${{C}_{m}}$)
Tìm m để (${{C}_{m}}$) có hai điểm cực trị và khoảng cách giữa hai điểm cực trị là nhỏ nhất.
Phân tích:
Bài toán có 2 yêu cầu rất rõ ràng, và vấn đề nằm ở chỗ khoảng cách giữa hai điểm cực trị.
Với hai điểm cực trị ${{M}_{1}}\left( {{x}_{1}};{{y}_{1}} \right),{{M}_{2}}\left( {{x}_{2}},{{y}_{2}} \right)$ khoảng cách được tính bởi công thức
$${{M}_{1}}{{M}_{2}}=\sqrt{{{\left( {{x}_{2}}-{{x}_{1}} \right)}^{2}}+{{\left( {{y}_{2}}-{{y}_{1}} \right)}^{2}}}$$
Vậy cần xử lí ${{y}_{1}},{{y}_{2}}$ thế nào cho khéo, phải chăng ta sử dụng ${{M}_{1}},{{M}_{2}}\in \left( {{C}_{m}} \right)$
${{y}_{1}}=\frac{1}{3}{{x}_{1}}^{3}-m{{x}_{1}}^{2}-{{x}_{1}}+m+1$ và ${{y}_{2}}=\frac{1}{3}{{x}_{2}}^{3}-m{{x}_{2}}^{2}-{{x}_{2}}+m+1$
Bẳng cách tính thử sẽ thấy ${{x}_{1}},{{x}_{2}}$ không phải là các giá trị "đẹp" do đó các biểu thức ${{y}_{1}},{{y}_{2}}$ ở trên rất "cồng kềnh". Vậy liệu còn một con đường nào khác đơn giản hơn, phải chăng có thể thay tọa độ của ${{M}_{1}},{{M}_{2}}$ vào một phương trình nào đơn giản hơn? ${{M}_{1}},{{M}_{2}}$ còn nằm trên đường nào?
Chỉ cần luôn nhớ rằng ${{M}_{1}},{{M}_{2}}$ là các điểm cực trị thì có lẽ đường thẳng $\left( \Delta \right)$ đi qua hai điểm cực trị sẽ xuất hiện trong định hướng của các em! Và tất nhiên, khi thay tọa độ ${{M}_{1}},{{M}_{2}}$ vào phương trình $\left( \Delta \right)$ thì mọi chuyện sẽ trở lên đơn giản hơn rất nhiều.
LG:
TXĐ: $D=\mathbb{R}$
$$y'={{x}^{2}}-2mx-1$$
Để hàm số có hai điểm cực trị thì y' = 0 có hai nghiệm phân biệt$\Leftrightarrow \Delta '={{m}^{2}}+1>0$ (đúng $\forall m\in \mathbb{R}$)
Thực hiện phép chia y cho y' ta được: $y=\frac{1}{3}\left( x-m \right).y'\,\,-\frac{2}{3}\left( {{m}^{2}}+1 \right)x+\frac{2}{3}m+1$
Gọi ${{M}_{1}}\left( {{x}_{1}};{{y}_{1}} \right),{{M}_{2}}\left( {{x}_{2}};{{y}_{2}} \right)$là các điểm cực trị của (${{C}_{m}}$), ta có: $y'\left( {{x}_{1}} \right)=y'\left( {{x}_{2}} \right)=0$. Do đó:
${{y}_{1}}=-\frac{2}{3}\left( {{m}^{2}}+1 \right){{x}_{1}}+\frac{2}{3}m+1$ và ${{y}_{2}}=-\frac{2}{3}\left( {{m}^{2}}+1 \right){{x}_{2}}+\frac{2}{3}m+1$
Khi đó:
${{M}_{1}}{{M}_{2}}=\sqrt{{{\left( {{x}_{2}}-{{x}_{1}} \right)}^{2}}+{{\left( {{y}_{2}}-{{y}_{1}} \right)}^{2}}}=\sqrt{{{\left( {{x}_{2}}-{{x}_{1}} \right)}^{2}}+\frac{4}{9}{{\left( {{m}^{2}}+1 \right)}^{2}}{{\left( {{x}_{2}}-{{x}_{1}} \right)}^{2}}}=\sqrt{\left[ 1+\frac{4}{9}{{\left( {{m}^{2}}+1 \right)}^{2}} \right]\left[ {{\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right)}^{2}}-4{{x}_{1}}{{x}_{2}} \right]}$
Theo định lí Vi-ét: $\left\{ \begin{array}{l}x_{1}+x_{2}=2m\\ x_{1}x_{2}=-1 \end{array} \right.$$\Rightarrow {{M}_{1}}{{M}_{2}}=\sqrt{\left[ 1+\frac{4}{9}\left( {{m}^{2}}+1 \right)^{2} \right]\left( 4{{m}^{2}}+4 \right)}$
Để ${{M}_{1}}{{M}_{2}}$ nhỏ nhất thì $f\left( m \right)=\left[ 1+\frac{4}{9}\left( {{m}^{2}}+1 \right)^{2} \right]\left( 4{{m}^{2}}+4 \right)$ phải đạt giá trị nhỏ nhất
\[f\left( m \right)=\left[ 1+\frac{4}{9}\left( {{m}^{2}}+1 \right)^{2} \right]\left( 4{{m}^{2}}+4 \right)\ge \left( 1+\frac{4}{9} \right).4=\frac{52}{9}\]\[\Rightarrow \min f\left( m \right)=\frac{52}{9}\] khi $m=0$
Vậy với m = 0 thì thỏa mãn yêu cầu đề bài.
Ví dụ 1.5: Cho hàm số $y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+{{m}^{2}}-m+1$
Tìm m để đồ thị hàm số có hai điểm cực trị A, B sao cho tam giác ABC có diện tích bằng 7, với $C\left( -2;4 \right)$
Phân tích:
- Vấn đề là sử dụng giả thiết ${{S}_{ABC}}=7$ như thế nào?? Muốn sử dụng được nó ta cần biết có những cách nào để tính diện tích, và sử dụng công thức nào trong trường hợp này?
- Điểm C đã biết, đường thẳng AB viết được (Đường thẳng qua hai điểm cực trị). Do đó khoảng cách từ C đến AB ta tính được theo m. Độ dài đoạn thẳng AB ta cũng tính theo m dựa vào định lí Viet (Xem ví dụ trên). Những điều đó sẽ gợi ý cho ta nghĩ đến công thức tính diện tích liên quan đến điểm C và đường thẳng AB và độ dài đoạn AB:
$S=\frac{1}{2}{{h}_{C}}.AB=\frac{1}{2}d\left( C,AB \right).AB$
- Tuy nhiên đối với bài toán đang xét có một điểm đặc biệt đó là $y'=0$ có nghiệm đẹp tức là có thể tìm cụ thể tọa độ của A, B do đó việc giải quyết bài toán sẽ đơn giản đi rất nhiều. Nhưng việc phân tích như trên sẽ giúp các em không bị lúng túng khi gặp bài toán có "nghiệm xấu" .
LG:
TXĐ: $D=\mathbb{R}$
$y'=3{{x}^{2}}-6x=3x\left( x-2 \right),$ $y'=0\Leftrightarrow 3x\left( x-2 \right)=0\Leftrightarrow $$\left[ \begin{array}{l}x = 0\\x=2 \end{array} \right.$
$\Rightarrow $ Đồ thị hàm số luôn có hai điểm cực trị và hai điểm cực trị đó là $A\left( 0;{{m}^{2}}-m+1 \right),B\left( 2;{{m}^{2}}-m-3 \right)$
$\Rightarrow A{{B}^{2}}={{2}^{2}}+{{\left( -4 \right)}^{2}}=20$
Đường thẳng qua hai điểm A, B là: $\frac{x-0}{2}=\frac{y-{{m}^{2}}+m-1}{-4}\Leftrightarrow 2x+y-{{m}^{2}}+m-1=0$
Ta có: ${{S}_{ABC}}=\frac{1}{2}d\left( C,AB \right).AB=7$
$\Rightarrow \frac{1}{2}\frac{\left| {{m}^{2}}-m+1 \right|}{\sqrt{5}}2\sqrt{5}=7\Leftrightarrow \left| {{m}^{2}}-m+1 \right|=7\Leftrightarrow $$\left[ \begin{array}{l}x = 3\\x=-2 \end{array} \right.$
Vậy với $m\in \left\{ 3;-2 \right\}$ thì thỏa mãn yêu cầu đề bài.
Ví dụ 1.6: Cho hàm số: $y=\frac{1}{3}{{x}^{3}}+\left( {{m}^{2}}-m+2 \right){{x}^{2}}+\left( 3{{m}^{2}}+1 \right)x+m-5$. Tìm $m$ để hàm số đạt cực tiểu tại $x = -2$
LG:
TXĐ: $D=\mathbb{R}$
Điều kiện cần:
Ta có: $y' = {x^2} + 2\left( {{m^2} - m + 2} \right)x + 3{m^2} + 1$.
Suy ra: $y'' = 2x + 2\left( {{m^2} - m + 2} \right)$.
Hàm số đạt cực tiểu tại $x=-2$ thì $\left\{ \begin{array}{l}
y'\left( { - 2} \right) = 0\\
y''\left( { - 2} \right) > 0
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{m^2} - 4m + 3 = 0\\
{m^2} - m > 0
\end{array} \right. \Rightarrow m = 3$.
* Điều kiện đủ:
Với $m=3$ ta có hàm số: $y = \frac{1}{3}{x^3} + 8{x^2} + 28x - 2$.
Ta có: $y' = {x^2} + 16x + 28 \Rightarrow y'' = 2x + 16$.
Khi đó: $y' = 0 \Leftrightarrow {x^2} + 16x + 28 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - 2\\x = - 14\end{array} \right.$.
Mặt khác: $y''\left( { - 2} \right) = 2\left( { - 2} \right) + 16 = 12 > 0$. Suy ra hàm số đạt cực tiểu tại $x = -2$.
Vậy giá trị $m$ cần tìm là $m=3$.
Nhận xét: Đây là một bài toán khá đơn giản, tuy nhiên lỗi sai hay mắc phải ở dạng toán này là chỉ xét điều kiện cần và kết luận luôn bài toán!
Tìm m để đồ thị hàm số có hai điểm cực trị A, B sao cho tam giác ABC có diện tích bằng 7, với $C\left( -2;4 \right)$
Phân tích:
- Vấn đề là sử dụng giả thiết ${{S}_{ABC}}=7$ như thế nào?? Muốn sử dụng được nó ta cần biết có những cách nào để tính diện tích, và sử dụng công thức nào trong trường hợp này?
- Điểm C đã biết, đường thẳng AB viết được (Đường thẳng qua hai điểm cực trị). Do đó khoảng cách từ C đến AB ta tính được theo m. Độ dài đoạn thẳng AB ta cũng tính theo m dựa vào định lí Viet (Xem ví dụ trên). Những điều đó sẽ gợi ý cho ta nghĩ đến công thức tính diện tích liên quan đến điểm C và đường thẳng AB và độ dài đoạn AB:
$S=\frac{1}{2}{{h}_{C}}.AB=\frac{1}{2}d\left( C,AB \right).AB$
- Tuy nhiên đối với bài toán đang xét có một điểm đặc biệt đó là $y'=0$ có nghiệm đẹp tức là có thể tìm cụ thể tọa độ của A, B do đó việc giải quyết bài toán sẽ đơn giản đi rất nhiều. Nhưng việc phân tích như trên sẽ giúp các em không bị lúng túng khi gặp bài toán có "nghiệm xấu" .
LG:
TXĐ: $D=\mathbb{R}$
$y'=3{{x}^{2}}-6x=3x\left( x-2 \right),$ $y'=0\Leftrightarrow 3x\left( x-2 \right)=0\Leftrightarrow $$\left[ \begin{array}{l}x = 0\\x=2 \end{array} \right.$
$\Rightarrow $ Đồ thị hàm số luôn có hai điểm cực trị và hai điểm cực trị đó là $A\left( 0;{{m}^{2}}-m+1 \right),B\left( 2;{{m}^{2}}-m-3 \right)$
$\Rightarrow A{{B}^{2}}={{2}^{2}}+{{\left( -4 \right)}^{2}}=20$
Đường thẳng qua hai điểm A, B là: $\frac{x-0}{2}=\frac{y-{{m}^{2}}+m-1}{-4}\Leftrightarrow 2x+y-{{m}^{2}}+m-1=0$
Ta có: ${{S}_{ABC}}=\frac{1}{2}d\left( C,AB \right).AB=7$
$\Rightarrow \frac{1}{2}\frac{\left| {{m}^{2}}-m+1 \right|}{\sqrt{5}}2\sqrt{5}=7\Leftrightarrow \left| {{m}^{2}}-m+1 \right|=7\Leftrightarrow $$\left[ \begin{array}{l}x = 3\\x=-2 \end{array} \right.$
Vậy với $m\in \left\{ 3;-2 \right\}$ thì thỏa mãn yêu cầu đề bài.
Ví dụ 1.6: Cho hàm số: $y=\frac{1}{3}{{x}^{3}}+\left( {{m}^{2}}-m+2 \right){{x}^{2}}+\left( 3{{m}^{2}}+1 \right)x+m-5$. Tìm $m$ để hàm số đạt cực tiểu tại $x = -2$
LG:
TXĐ: $D=\mathbb{R}$
Điều kiện cần:
Ta có: $y' = {x^2} + 2\left( {{m^2} - m + 2} \right)x + 3{m^2} + 1$.
Suy ra: $y'' = 2x + 2\left( {{m^2} - m + 2} \right)$.
Hàm số đạt cực tiểu tại $x=-2$ thì $\left\{ \begin{array}{l}
y'\left( { - 2} \right) = 0\\
y''\left( { - 2} \right) > 0
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{m^2} - 4m + 3 = 0\\
{m^2} - m > 0
\end{array} \right. \Rightarrow m = 3$.
* Điều kiện đủ:
Với $m=3$ ta có hàm số: $y = \frac{1}{3}{x^3} + 8{x^2} + 28x - 2$.
Ta có: $y' = {x^2} + 16x + 28 \Rightarrow y'' = 2x + 16$.
Khi đó: $y' = 0 \Leftrightarrow {x^2} + 16x + 28 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - 2\\x = - 14\end{array} \right.$.
Mặt khác: $y''\left( { - 2} \right) = 2\left( { - 2} \right) + 16 = 12 > 0$. Suy ra hàm số đạt cực tiểu tại $x = -2$.
Vậy giá trị $m$ cần tìm là $m=3$.
Nhận xét: Đây là một bài toán khá đơn giản, tuy nhiên lỗi sai hay mắc phải ở dạng toán này là chỉ xét điều kiện cần và kết luận luôn bài toán!
Các bài toán trên đây cùng với các phân tích nhằm giúp các em có cách định hướng khi đứng trước 1 bài toán.
Các em hãy thử áp dụng trong các bài toán dưới đây, có vấn đề gì sẽ cùng trao đổi thêm trong phần thảo luận!
Bài tập tự luyện:
Bài 1.1: Cho hàm số: $y=\frac{1}{3}{{x}^{3}}-\left( m+1 \right){{x}^{2}}+\frac{3}{4}{{\left( m+1 \right)}^{3}}$
Tìm m đồ thị hàm số có điểm cực đại và cực tiểu sao cho hai điểm đó nằm về hai phía của đường tròn ( C)
$${{x}^{2}}+{{y}^{2}}-4x+3=0$$
Bài 1.2: Cho hàm số: $y={{x}^{3}}-m{{x}^{2}}+\left( {{m}^{2}}-2m \right)x+1$
Tìm m để đồ thị hàm số có hai điểm cực trị nằm cùng phía chứa gốc tọa độ đối với đường thẳng $\left( d \right):x=-1$
Bài 1.3: Cho hàm số: $y=-{{x}^{3}}+\left( 2m+1 \right){{x}^{2}}-\left( {{m}^{2}}-3m+2 \right)x-4$
Tìm m để hàm số có các điểm cực trị nằm về hai phía của trục tung
Bài 1.4: Tìm m để hàm số \[y={{x}^{3}}-\frac{3m}{2}{{x}^{2}}+m\] có các CĐ và CT nằm về hai phía của đường thẳng y = x
Bài 1.5: Cho hàm số: $y={{x}^{3}}-3\left( m+1 \right)x+9x-m$
Tìm m để hàm số đạt cực đại và cực tiểu tại hai điểm phân biệt ${{x}_{1}},{{x}_{2}}$ sao cho: $\left| {{x}_{1}}-{{x}_{2}} \right|\le 2.$
Bài 1.6: Cho hàm số: $y=\frac{1}{3}{{x}^{3}}-\left( m-1 \right){{x}^{2}}+3\left( m-2 \right)x+\frac{1}{3}$
Tìm m để hàm số đạt cực đại cực tiểu tại ${{x}_{1}},{{x}_{2}}$ sao cho ${{x}_{1}}+2{{x}_{2}}=1$
Bài 1.7: Cho hàm số \[f(x)=\frac{1}{3}{{x}^{3}}-\frac{1}{2}(\sin a+c\text{os}a){{x}^{2}}+\frac{3\sin 2a}{4}x\]
Tìm a để hàm số đạt cực trị tại ${{x}_{1}},{{x}_{2}}$ thỏa mãn điều kiện ${{x}_{1}}+{{x}_{2}}=x_{1}^{2}+x_{2}^{2}$
Bài 1.8: Cho hàm số: $y=\frac{1}{3}{{x}^{3}}-\frac{1}{2}m{{x}^{2}}+\left( {{m}^{2}}-3 \right)x+5m+1$
Tìm m để đồ thị hàm số có hai điểm cực trị sao cho hoành độ của chúng là chiều dài các cạnh góc vuông của tam giác vuông có độ dài cạnh huyền là $\frac{\sqrt{10}}{2}$.
Bài 1.9: Cho hàm số: $y={{x}^{3}}-3m{{x}^{2}}+3{{m}^{2}}$
Tìm m để đồ thị hàm số có hai điểm cực trị A, B sao cho tam giác OAB có diện tích bằng 48.
Bài 1.10: Tìm m để đồ thị hàm số $y=2{{x}^{3}}+3\left( m-1 \right){{x}^{2}}+6m\left( 1-2m \right)x$ có các điểm cực trị nằm trên đường thẳng $y=-4x$
Bài 1.11: Tìm m để đồ thị hàm số $y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}-mx+2$ có cực trị, và đường thẳng đi qua các điểm cực trị song song với đường thẳng $y=-4x+3$.
Bài 1.12: Cho hàm số: $y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}-mx+2$
Tìm m để hàm số có cực đại cực tiểu, và đường thẳng đi qua hai điểm cực trị tạo với đường thẳng $\left( d \right):x+4y-5=0$ một góc $\alpha ={{45}^{o}}$.
Bài 1.13: Cho hàm số: $y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}-mx+2$
Tìm để đồ thị hàm số có hai điểm cực trị, và đường thẳng đi qua hai điểm cực trị tạo với hai trục tọa độ một tam giác cân
Bài 1.14: Tìm m để đồ thị hàm số $y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}-mx+2$ có cực đại cực tiểu cách đều đường thẳng $y=x-1$
Bài 1.15: Tìm m để đồ thị hàm số: $y={{x}^{3}}+3{{x}^{2}}+m$ có hai điểm cực trị A, B sao cho góc $\widehat{AOB}={{120}^{o}}$
Bài 1.16: Cho hàm số: $y=m{{x}^{3}}-3m{{x}^{2}}+\left( 2m+1 \right)x+3-m$ (${{C}_{m}}$)
Tìm tất cả các giá trị của m sao cho ${{C}_{m}}$ có hai điểm cực trị. CMR: đường thẳng đi qua hai điểm cực trị luôn đi qua một điểm cố định.
Bài 1.17: Cho hàm số: $y=2{{x}^{2}}-3\left( m+1 \right){{x}^{2}}+6mx+{{m}^{3}}$
Tìm m để đồ thị hàm số có hai điểm cực trị A, B sao cho tam giác ABC vuông tại C, với C(4;0)
Bài 1.18: Cho hàm số: $y={{x}^{3}}-3m{{x}^{2}}+3\left( {{m}^{2}}-1 \right)x-{{m}^{3}}+4m-1$
Tìm m để đồ thị hàm số có hai điểm cực trị A, B sao cho tam giác OAB vuông tại O.
Các em hãy thử áp dụng trong các bài toán dưới đây, có vấn đề gì sẽ cùng trao đổi thêm trong phần thảo luận!
Bài tập tự luyện:
Bài 1.1: Cho hàm số: $y=\frac{1}{3}{{x}^{3}}-\left( m+1 \right){{x}^{2}}+\frac{3}{4}{{\left( m+1 \right)}^{3}}$
Tìm m đồ thị hàm số có điểm cực đại và cực tiểu sao cho hai điểm đó nằm về hai phía của đường tròn ( C)
$${{x}^{2}}+{{y}^{2}}-4x+3=0$$
Bài 1.2: Cho hàm số: $y={{x}^{3}}-m{{x}^{2}}+\left( {{m}^{2}}-2m \right)x+1$
Tìm m để đồ thị hàm số có hai điểm cực trị nằm cùng phía chứa gốc tọa độ đối với đường thẳng $\left( d \right):x=-1$
Bài 1.3: Cho hàm số: $y=-{{x}^{3}}+\left( 2m+1 \right){{x}^{2}}-\left( {{m}^{2}}-3m+2 \right)x-4$
Tìm m để hàm số có các điểm cực trị nằm về hai phía của trục tung
Bài 1.4: Tìm m để hàm số \[y={{x}^{3}}-\frac{3m}{2}{{x}^{2}}+m\] có các CĐ và CT nằm về hai phía của đường thẳng y = x
Bài 1.5: Cho hàm số: $y={{x}^{3}}-3\left( m+1 \right)x+9x-m$
Tìm m để hàm số đạt cực đại và cực tiểu tại hai điểm phân biệt ${{x}_{1}},{{x}_{2}}$ sao cho: $\left| {{x}_{1}}-{{x}_{2}} \right|\le 2.$
Bài 1.6: Cho hàm số: $y=\frac{1}{3}{{x}^{3}}-\left( m-1 \right){{x}^{2}}+3\left( m-2 \right)x+\frac{1}{3}$
Tìm m để hàm số đạt cực đại cực tiểu tại ${{x}_{1}},{{x}_{2}}$ sao cho ${{x}_{1}}+2{{x}_{2}}=1$
Bài 1.7: Cho hàm số \[f(x)=\frac{1}{3}{{x}^{3}}-\frac{1}{2}(\sin a+c\text{os}a){{x}^{2}}+\frac{3\sin 2a}{4}x\]
Tìm a để hàm số đạt cực trị tại ${{x}_{1}},{{x}_{2}}$ thỏa mãn điều kiện ${{x}_{1}}+{{x}_{2}}=x_{1}^{2}+x_{2}^{2}$
Bài 1.8: Cho hàm số: $y=\frac{1}{3}{{x}^{3}}-\frac{1}{2}m{{x}^{2}}+\left( {{m}^{2}}-3 \right)x+5m+1$
Tìm m để đồ thị hàm số có hai điểm cực trị sao cho hoành độ của chúng là chiều dài các cạnh góc vuông của tam giác vuông có độ dài cạnh huyền là $\frac{\sqrt{10}}{2}$.
Bài 1.9: Cho hàm số: $y={{x}^{3}}-3m{{x}^{2}}+3{{m}^{2}}$
Tìm m để đồ thị hàm số có hai điểm cực trị A, B sao cho tam giác OAB có diện tích bằng 48.
Bài 1.10: Tìm m để đồ thị hàm số $y=2{{x}^{3}}+3\left( m-1 \right){{x}^{2}}+6m\left( 1-2m \right)x$ có các điểm cực trị nằm trên đường thẳng $y=-4x$
Bài 1.11: Tìm m để đồ thị hàm số $y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}-mx+2$ có cực trị, và đường thẳng đi qua các điểm cực trị song song với đường thẳng $y=-4x+3$.
Bài 1.12: Cho hàm số: $y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}-mx+2$
Tìm m để hàm số có cực đại cực tiểu, và đường thẳng đi qua hai điểm cực trị tạo với đường thẳng $\left( d \right):x+4y-5=0$ một góc $\alpha ={{45}^{o}}$.
Bài 1.13: Cho hàm số: $y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}-mx+2$
Tìm để đồ thị hàm số có hai điểm cực trị, và đường thẳng đi qua hai điểm cực trị tạo với hai trục tọa độ một tam giác cân
Bài 1.14: Tìm m để đồ thị hàm số $y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}-mx+2$ có cực đại cực tiểu cách đều đường thẳng $y=x-1$
Bài 1.15: Tìm m để đồ thị hàm số: $y={{x}^{3}}+3{{x}^{2}}+m$ có hai điểm cực trị A, B sao cho góc $\widehat{AOB}={{120}^{o}}$
Bài 1.16: Cho hàm số: $y=m{{x}^{3}}-3m{{x}^{2}}+\left( 2m+1 \right)x+3-m$ (${{C}_{m}}$)
Tìm tất cả các giá trị của m sao cho ${{C}_{m}}$ có hai điểm cực trị. CMR: đường thẳng đi qua hai điểm cực trị luôn đi qua một điểm cố định.
Bài 1.17: Cho hàm số: $y=2{{x}^{2}}-3\left( m+1 \right){{x}^{2}}+6mx+{{m}^{3}}$
Tìm m để đồ thị hàm số có hai điểm cực trị A, B sao cho tam giác ABC vuông tại C, với C(4;0)
Bài 1.18: Cho hàm số: $y={{x}^{3}}-3m{{x}^{2}}+3\left( {{m}^{2}}-1 \right)x-{{m}^{3}}+4m-1$
Tìm m để đồ thị hàm số có hai điểm cực trị A, B sao cho tam giác OAB vuông tại O.
0 comments:
Đăng nhận xét