Processing math: 100%

Định lý Euler

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013


Cho a,n là hai số nguyên dương, (a,n)=1, khi đó:
a^{\varphi (n)} \equiv 1 \text{(mod n)}
Trong đó \varphi (n) là phi hàm Euler, hàm này đếm số các số nguyên dương nhỏ hơn n và nguyên tố cùng nhau với n.

Trường hợp đặc biệt, khi n=p là số nguyên tố, ta có định lý Fermat nhỏ.

Ứng dụng:
1) Tìm số dư của 7^{100} khi chia cho 13.
Giải
Ta có: \varphi (13)=12, nên:
7^{12} \equiv 1 \text{(mod 13)}

Do đó:

7^{100} \equiv (7^{12})^8.7^4 \equiv 9 \text{(mod 13)}

Vậy 7^{100} chia cho 139

2) Chứng minh rằng x^{n+8} \equiv x^n \text{ (mod 10), } \forall x
Giải
Ta chỉ cần chứng minh rằng x^n(x^8-1) đồng thời chia hết cho cả 2 và 5, với mọi số tự nhiên x.
* Nếu x là số chẵn thì hiển nhiên  x^n(x^8-1) chia hết cho 2. Nếu x là số lẻ thì x^8 là số lẻ, do đó x^8-1 chia hết cho 2. 
Do đó x^n(x^8-1) luôn chia hết cho 2 với mọi x.

* Nếu x là bội của 5 thì hiển nhiên x^n(x^8-1) chia hết cho 5.
Nếu x nguyên tố cùng nhau với 5 thì theo định lý Fermat nhỏ, x^4 \equiv 1 \text{ (mod 5)}. Do dó x^8-1 chia hết cho 5.
Do đó x^n(x^8-1) luôn chia hết cho 5 với mọi x.

Ta có điều phải chứng mình

0 comments:

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2012 Hoàng Ngọc Thế. All rights reserved. Ghi rõ nguồn Hoàng Ngọc Thế khi phát hành lại thông tin trên trang này.