Ý tưởng về một chương trình GD THPT

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

Hôm nay, ngồi ăn cơm, mình và Hậu bàn chuyện học sinh THPT phải học 13 môn học. Ngoài 8 môn khoa học cơ bản: Toán, Ngữ văn, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch Sử, Địa lý, Ngoại ngữ  thì còn 5 môn "chưa cơ bản" là: Tin học, Công nghệ, GDCD, Thể dục, GDQP-AN. Cái đáng nói ở đây là chúng ta đang xây dựng một nền giáo dục toàn diện hay là giáo dục ôm đồm. Liệu rằng có em học sinh nào có thể cùng lúc học tốt cả 13 môn học ấy không. Việc phải căng sức ra mà học cả 13 môn, thi cả 13 môn có giúp các em sau này ra ngoài xã hội sống tốt và có ích hơn hay hầu hết những gì được học sẽ trở thành quên lãng sau mỗi mùa thi?

Học cả 13 môn, theo mình, vừa là quá sức với các em, vừa là không cần thiết, không tạo điều kiện cho các em phát triển theo năng khiếu, theo tố chất của bản thân. Nên chăng, ta coi cấp học THCS là cấp học cung cấp các kiến thức khoa học và kĩ năng sống nền tảng còn cấp THPT là cấp học phân hóa.

Chương trình THPT sẽ được chia thành nhóm
Nhóm A1 - nhóm bắt buộc cơ bản: Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ ( học và thi như hiện nay, điểm tổng kết tính hệ số 2)
Nhóm A2 - nhóm bắt buộc thể chất: Thể dục - GDQP-AN (Chỉ học và thi dưới hình thức thực hành, điểm tổng kết nhân hệ số 1)
Nhóm B1 - nhóm tự chọn Tự nhiên: Vật lý, Hóa học, Sinh học (Thi trắc nghiệm, điểm tổng kết nhân hệ số 1)
Nhóm B2 - nhóm tự chọn Xã hội: Địa lý, Lịch sử, Chính trị (Thi tự luận, điểm tổng kết nhân hệ số 1)
Nhóm C - nhóm tự chọn Kĩ thuật: Điện- Điện tử, Nông-Lâm-Ngư nghiệp, Tin học (Học và thi thực hành,  điểm tổng kết nhân hệ số 2)

Học sinh phải học tất cả các môn thuộc hai nhóm bắt buộc và được chọn 1 môn bất kì mỗi nhóm B1, B2, C.
Bạn nghĩ sao về phương án này?

0 comments:

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2012 Hoàng Ngọc Thế. All rights reserved. Ghi rõ nguồn Hoàng Ngọc Thế khi phát hành lại thông tin trên trang này.