Processing math: 2%

Indian NMO 2014

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014


Câu 1. Cho tam giác ABCD là một điểm trên cạnh BC sao cho AB + BD = AC +CD. Giả sử bốn điểm B,C, trọng tâm các tam giác ABD,ACD cùng nằm trên một đường tròn. Chứng minh rằng: AB=AC.

Câu 2. Với số tự nhiên bất kì n, chứng minh rằng:
  \left\lfloor\frac{n}{1}\right\rfloor+\left\lfloor\frac{n}{2}\right\rfloor+\cdots+\left\lfloor\frac{n}{n}\right\rfloor+\left\lfloor\sqrt{n}\right\rfloor
là số chẵn

Câu 3. Cho a,b là các số tự nhiên thoả mãn ab > 2. Giả  sử tổng của ước chung lớn nhất và bội chung nhỏ nhất của chúng chia hết cho a+b. Chứng minh rằng thương số lớn nhất là \frac{a+b}{4}.  Khi nào thì thương đó bằng \frac{a+b}{4}.


Câu 4. Viết đa thức x^2+x+2014. CalvinHobbes luân phiên nhau chơi một trò chơi (Calvin chơi trước). Trong lượt đi của mình, Calvin được phép tăng thêm 1 hoặc giảm đi 1 đối với hệ số của x. Trong lượt đi của mình, Hobbes được phép tăng thêm 1 hoặc giảm đi 1 đối với hệ số tự do. Calvin sẽ thắng nếu tại một thời điểm bất kì, đa thức thu được có nghiệm nguyên. Chứng minh rằng Calvin luôn có chiến thuật dành phần thắng.


Câu 5. Cho tam giác nhọn ABC, D là điểm trên cạnh BC. Gọi O_1,O_2 lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABD,ACD. Chứng minh rằng đường thẳng đi qua tâm ngoại tiếp tam giác ABC và trực tâm tam giác O_1O_2D song song với BC


Câu 6. Cho n > 1 là một số tự nhiên. Đặt U = \{ 1,2,...,n \}A\Delta B là tập hợp tất cả các phần tử của U mà chỉ thuộc về đúng một tập A hoặc B.

Chứng minh rằng:  |\mathcal{F}|\le 2^{n-1} .

Ở đó \mathcal{F} là họ các tập con của U sao cho bất kì hai tập phân biệt A,B của \mathcal{F}, ta luôn có |A\Delta B |>2. Tìm \mathcal{F} khi dấu bằng xảy ra

0 comments:

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2012 Hoàng Ngọc Thế. All rights reserved. Ghi rõ nguồn Hoàng Ngọc Thế khi phát hành lại thông tin trên trang này.